Bệnh do nguồn nước bị ô nhiễm
Nước sạch và vệ sinh môi trường là một nhu cầu cơ bản trong đời sống hằng ngày của con người. Con người, động vật và thực vật sẽ không thể tồn tại nếu thiếu nước. Thế nhưng, thực trạng hiện nay cho thấy, chúng ta đang đứng trước nguy cơ ô nhiễm môi trường và khan hiếm nguồn nước sạch.
Nước sạch và vệ sinh môi trường là một nhu cầu cơ bản trong đời sống hằng ngày của con người. Con người, động vật và thực vật sẽ không thể tồn tại nếu thiếu nước. Thế nhưng, thực trạng hiện nay cho thấy, chúng ta đang đứng trước nguy cơ ô nhiễm môi trường và khan hiếm nguồn nước sạch.
Tại buổi Lễ kỷ niệm Ngày nước thế giới, Cục Quản lý tài nguyên nước đã đưa ra thông tin có tới 80% trường hợp bệnh tật ở Việt Nam là do nguồn nước bị ô nhiễm gây ra. Vậy nước và vệ sinh môi trường có ảnh hưởng và liên quan đến những bệnh nào đối với con người?
Ô nhiễm nguồn nước
Bệnh đường tiêu hóa
Với các bệnh thường gặp như: tả, lỵ, thương hàn, tiêu chảy, viêm gan A, bại liệt... Bệnh thường xảy ra do người khỏe ăn hoặc uống phải những thực phẩm, nước uống bị nhiễm vi khuẩn có trong phân người (do không rửa tay với xà phòng sau khi đi vệ sinh hoặc sau khi vệ sinh cho trẻ nhỏ, sau đó cầm vào thức ăn; hoặc do ruồi, gián đậu lên thức ăn, nước uống không được đậy kín...). Sau khi ăn hoặc uống các loại nước đã nhiễm vi khuẩn, virut và ký sinh trùng gây bệnh thì chúng ta dễ dàng bị mắc bệnh.
Tuy nhiên, các bệnh lây truyền trên đều có thể ngăn ngừa được nếu chúng ta thực hiện các biện pháp phòng bệnh đơn giản như: rửa tay bằng xà phòng và nước sạch tại các thời điểm trước khi ăn, sau khi đại tiện hoặc sau khi tiếp xúc với người bệnh. Thực hiện ăn chín, uống sôi, không ăn các thức ăn đã ôi thiu. Sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh, sử dụng và bảo quản tốt các nguồn nước sạch, giữ gìn vệ sinh môi trường sạch sẽ. Diệt các loại côn trùng có nguy cơ truyền bệnh như ruồi, gián và chuột.
Bệnh giun sán
Giun đũa, giun tóc, giun móc, giun kim thường lây truyền do trứng giun của người bệnh theo phân ra ngoài rồi lại vào hệ tiêu hóa của người khỏe qua thức ăn, nước uống nhiễm bẩn hoặc chui qua da người vào cơ thể và gây bệnh. Ấu trùng của các loại sán lại từ phân người bệnh vào nước hoặc sống ký sinh trong ốc, cá... Ăn ốc có ấu trùng sán sẽ bị nhiễm sán. Người hay gia súc ăn cá, thịt không nấu chín cũng sẽ mắc bệnh. Để phòng bệnh giun sán, chúng ta không nên ăn gỏi cá, không ăn các loại gia súc bị bệnh chết, không đi chân đất hay để trẻ nhỏ mặc quần thủng đũng, đặc biệt cần chú ý tẩy giun, sán theo định kỳ và theo hướng dẫn của thầy thuốc.
Bệnh liên quan đến nguồn nước
Bệnh do muỗi truyền
Những bệnh do muỗi truyền thường thấy là bệnh sốt rét, sốt xuất huyết, viêm não Nhật Bản... Các bệnh này dễ lây lan và có thể bùng phát thành dịch lớn. Bệnh lây truyền bằng cách: muỗi đốt người bị bệnh sau đó đốt người khỏe mạnh, mầm bệnh sẽ truyền vào người khỏe qua vết đốt của muỗi. Để không bị muỗi đốt, khi ngủ chúng ta nên ngủ trong màn, tẩm màn bằng hóa chất; phun thuốc diệt muỗi và đốt hương muỗi trong nhà. Bên cạnh đó, phải vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, phát quang bụi rậm quanh nhà và thu gom phế thải, khơi thông cống rãnh; diệt bọ gậy trong các dụng cụ chứa nước sinh hoạt đồng thời lật úp những dụng cụ chứa nước không dùng đến; thường xuyên tổng vệ sinh dọn sạch ao tù, nước đọng.
Các bệnh về mắt, ngoài da, bệnh phụ khoa
Đa phần các bệnh về mắt, bệnh ngoài da và bệnh phụ khoa có thể truyền từ người bệnh sang người lành qua nước. Bởi vậy, để phòng tránh các bệnh này cần có đủ nước sạch để sử dụng hằng ngày. Đồng thời thực hiện vệ sinh cá nhân tốt, tắm rửa hay giặt giũ phải dùng xà phòng và nước sạch, mỗi người phải sử dụng một khăn mặt riêng, không dùng chung quần áo với người bệnh và không mặc quần áo khi còn ẩm.
Hầu hết sông hồ ở các thành phố lớn như Hà Nội và TP HCM, nơi có dân cư đông đúc và nhiều khu công nghiệp lớn đều bị ô nhiễm. Phần lớn lượng nước thải sinh hoạt (khoảng 600.000 m3 mỗi ngày, với khoảng 250 tấn rác được thải ra các sông ở khu vực Hà Nội) và công nghiệp (khoảng 260.000 m3 nhưng chỉ có 10% được xử lý) đều không được xử lý, mà đổ thẳng vào các ao hồ, sau đó chảy ra các con sông lớn tại vùng Châu Thổ sông Hồng và sông Mê Kông. Ngoài ra, nhiều nhà máy và cơ sở sản xuất như các lò mổ và ngay bệnh viện (khoảng 7.000 m3 mỗi ngày, chỉ 30% là được xử lý) cũng không được trang bị hệ thống xử lý nước thải.
Trich nguồn: http://congso.com/benh-do-nguon-nuoc-bi-o-nhiem-6737